Bảo trì hệ thống điện mặt trời ?
Sau khi lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời thì việc vận hành và bảo trì là một trong những việc quan trọng nhất để đảm bảo rằng hệ thống điện mặt trời đạt hiệu suất cao nhất có thể.
1. Vì sao điện mặt trời giảm hiệu quả sau 1 thời gian sử dụng
- Tấm pin bị bụi bẩn, che bóng, nứt vỡ
- Đường dây đấu nối DC/AC bị tróc vỏ do côn trùng cắn, do tác động của thời tiết
- Hệ thống tản nhiệt kém
- Hơi ẩm thâm nhập
2. Sự cần thiết của việc bảo trì
Bảo trì hệ thống điện mặt trời sẽ giúp chủ đầu tư xử lý các vấn đề trên. Cụ thể giúp:
- Dự đoán và đưa ra phương án xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra
- Đảm bảo thiết bị được thay thế trước khi gặp sự cố không thể khắc phục được
- Giám sát và theo dõi hệ thống hoạt động ổn định
3. Lợi ích của việc bảo trì
- Đảm bảo an toàn
- Nâng cao hiệu suất
- Kéo dài tuổi thọ của toàn hệ thống
4. Dịch vụ bảo trì dành cho ai
- Bạn không có thời gian để theo dõi hệ thống hằng ngày?
- Bạn có thời gian nhưng lại không đủ am hiểu để kiểm tra hệ thống định kỳ?
- Bạn lo lắng về độ an toàn của hệ thống?
- Bạn muốn nhanh thu hồi vốn và có lợi nhuận?
5. Quy trình bảo trì hệ thống điện mặt trời
- Kiểm tra ngoại quan inverter, tủ điện, tấm pin quang điện, đường dây DC, đường dây AC (nếu có điều bất thường sẽ thông báo cho CĐT để lập biên bản trước khi tiến hành công tác bảo trì hệ thống)
- Đo kiểm các thông số cơ bản và ghi chú lại trước khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng.
- Tắt nguồn điện AC, nguồn điện DC. Tiến hành vệ sinh các tấm pin quang điện, vị trí đặt inverter và tủ điện.
- Sau khi vệ sinh xong, tiến hành bật lại nguồn điện AC, nguồn điện DC và tiến hành đo kiểm hệ thống sau khi bảo trì bảo dưỡng.
- Ghi chú lại các thông số vào biên bản làm việc, đưa ra các đề xuất (nếu có) với chủ đầu tư.
6. Các hạng mục bảo trì
Đội ngũ kỹ sư của chúng tôi sẽ kiểm tra tổng thể vị trí lắp đặt sau đó lên lên lịch bảo trì (bao gồm định kỳ và khẩn cấp). Cuối cùng là tiến hành làm sạch, sửa chữa và thay thế các thiết bị nếu có vấn đề. Việc này sẽ diễn ra 2 lần 1 năm.
6.1. Kiểm tra chung
- Kiểm tra hệ thống thoát nước trên mái, đảm bảo không bị tắc và không có dấu hiệu tích tụ gần các tấm pin mặt trời
- Kiểm tra sự ăn mòn bên ngoài của lớp vở bảo vệ và hệ thống giá đỡ
- Kiểm tra vệ sinh đặt khu vực lắp đặt
6.2. Bảo dưỡng định kỳ
- Kiểm tra kết cấu tấm pin
- Tìm ra các biểu hiện bất thường trên tấm pin (nứt, trầy, hotspot,...)
- Làm sạch tấm pin, vệ sinh tấm pin mặt trời
- Kiểm tra juntion box
- Kiểm tra bộ đầu lọc, cổng kết nối DC/AC, board mạch, nối đất, cầu chì, chống sét của inverter
- Kiểm tra kết nối dây dẫn
- Kiểm tra và cập nhật phần mềm theo dõi
6.3. Bảo dưỡng khẩn cấp
- Thay thế tấm pin bị hỏng
- Thay thế inverter bị hỏng
- Thay thế thiết bị đóng cắt bảo vệ bị hỏng
- Thay thế dây dẫn và phụ kiện giàn khung hư hỏng
7. Giám sát và theo dõi hoạt động của hệ thống
- Theo dõi hoạt động, sản lượng hằng ngày của hệ thống
- Truy suất tất cả dữ liệu từ inverter để theo dõi và lưu lại. Khi có sự cố xảy ra, tất cả số liệu sẽ được phân tích từ đó đưa ra dự đoán và có những phương án xử lý phù hợp.
8. Kết luận
Chúng tôi hiểu rằng chủ đầu tư luôn mong muốn hệ thống điện mặt trời của mình tạo ra sản lượng điện cao nhất. Do đó, chúng tôi đã phát triển dịch vụ bảo trì và vận hành với mục tiêu đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Giúp khách hàng yên tâm sử dụng điện mặt trời mà không có bất kỳ lo lắng nào.